Ho có đờm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì?

Khi thời tiết thay đổi, do sức đề kháng kém, rất nhiều người bị ho có đờm, họ dùng đủ loại thuốc khác nhau nhưng không có chế độ ăn phù hợp, khiến cho bệnh kéo dài mãi không khỏi. Vậy ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì? Tìm hiểu ngay để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, giảm thời gian điều trị ho có đờm.

1. Ho có đờm nên ăn gì?

Khi bị ho có đờm, người bệnh cảm thấy khó chịu, vướng víu do chất nhầy bám dính nhiều, cản trở sự lưu thông của không khí. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc trị ho, long đờm, người bệnh cũng nên lưu ý về các loại thực phẩm nên sử dụng khi bị ho có đờm để giúp bệnh nhanh khỏi.

Có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau đây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, trị bệnh hiệu quả:

Thực phẩm giàu vitamin A, C

Để tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật, không thể bỏ qua vitamin A, C. Các loại vitamin này giúp làm giảm viêm nhiễm, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, chúng cũng làm tăng các hoạt động tái tạo tế bào mới, thay thế cho các tế bào bị nhiễm khuẩn, sưng viêm trong hô hấp.

Vitamin A & C có nhiều trong các loại rau quả như cà rốt, cam, quýt, ớt chuông, rau cải xanh, súp lơ xanh… Nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm này vào các bữa ăn giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ho có đờm.

Cam, chanh có chứa nguồn vitamin C dồi dào

Cam, chanh có chứa nguồn vitamin C dồi dào

Gừng, hành, tỏi

Đây là những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình, ngoài ra các loại gia vị này còn được ví như là kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa virus.

Sử dụng thường xuyên sẽ giúp làm giảm viêm đường hô hấp, ức chế tiết đờm nhầy, cải thiện ho có đờm. Tuy nhiên các loại gia vị này có hoạt tính khá mạnh, chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải, không dùng quá nhiều để tránh nguy cơ kích ứng đường thở, khiến bệnh nặng hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng trà gừng khi bị ho có đờm, giúp giảm viêm, làm thông thoáng đường thở để bệnh chóng khỏi.

Mật ong

Không thể bỏ quên “thần dược” trong chăm sóc sức khỏe – mật ong để giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng ho có đờm. Mật ong có chứa vitamin C, E với hàm lượng lớn, làm dịu vết thương, chống khuẩn, tăng cường miễn dịch hiệu quả.

Người bị ho có đờm nên ăn mật ong hàng ngày để làm dịu cơn ho, loãng đờm, tránh tắc nghẽn đường thở.

Dân gian thường sử dụng 2 – 3 thìa mật ong hoặc mật ong ngâm chanh đào, mật ong ngâm quất… để tăng cường hiệu quả giảm ho có đờm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, có thể pha mật ong với nước ấm, uống vào mỗi sáng khi thức dậy để giảm ho, tiêu đờm, bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Mật ong giúp trị ho có đờm hiệu quả

Mật ong giúp trị ho có đờm hiệu quả

Cà rốt

Cà rốt cũng là thực phẩm được gợi ý sử dụng cho người bị ho có đờm. Cà rốt chứa nhiều Falcarinol, đóng vai trò ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề về hô hấp như ho có đờm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi…

Ngoài ra, cà rốt còn giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất kháng có công dụng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus, vi khuẩn, kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon hơn, bổ sung đủ chất trong khi bị ho co đờm.

Tìm hiểu thêm:  Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm – Hướng dẫn chi tiết

Các món súp, cháo

Đờm nhiều ở cổ họng gây khó chịu, vướng víu, kích ứng niêm mạc đường thở, cản trở quá trình hô hấp và dễ gây nôn. Để không làm niêm mạc họng bị tổn thương, viêm nhiễm nặng, nên ưu tiên lựa chọn các món ăn dễ nuốt, lỏng, mềm như súp, cháo giúp hấp thu nhanh, bổ sung nhiều nước và các chất dinh dưỡng khác giúp làm dịu cổ họng, chống khô đường thở, giảm tiết đờm nhầy.

Khi bị ho có đờm, nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, cháo

Khi bị ho có đờm, nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, cháo

Quả lê

Không thể bỏ qua nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất tuyệt vời như quả lê, đây là thực phẩm được sử dụng từ xưa, được xem là món ngon xa xỉ, dành cho bậc vua chúa.

Lê có khả năng chống viêm, làm dịu niêm mạc họng, loại bỏ đờm nhanh chóng. Hương vị của quả lê cũng không khó dùng như các loại thuốc tây y hay đông y khác, do đó dễ sử dụng cho trẻ.

Có thể hấp lê với mật ong, đường phèn, củ cải, hạt sen… để tăng cường hiệu quả điều trị ho có đờm. Sử dụng hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày với lượng vừa phải sẽ giảm ho rõ rệt.

Củ cải trắng

Được ví như “nhân sâm trắng mùa đông”, củ cải trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch như vitamin B, vitamin C… Theo Đông y, củ cải trắng được dùng trị ho, long đờm, kích thích tiêu hóa…

Kết hợp củ cải trắng với mật ong, đường phèn hoặc chỉ cần dùng nước ép củ cải trắng sẽ giúp giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng.

Không nên ăn quá nhiều củ cải trắng sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng 1-2 lần tuần.

Củ cải trắng là lựa chọn của nhiều người trong trị ho có đờm

Củ cải trắng là lựa chọn của nhiều người trong trị ho có đờm

Thực phẩm chứa nhiều omega 3

Không thể kể đến các loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3 như cá thu, cá trích, cá hồi… giúp chống lại sự nhiễm trùng vi khuẩn, virus gây ho có đờm.

Tuy nhiên không nên dùng cho đối tượng có cơ địa dị ứng với các loại hải sản để tránh tình trạng ho có đờm trở nên nặng hơn.

Lá hẹ

Lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất như Allicin, sunfit, và các vitamin A, C, K, E cùng các dưỡng chất khác có công dụng kháng viêm, giảm sưng, tiêu đờm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Do lá hẹ rất an toàn, lành tính với cả bà bầu và trẻ nhỏ nên rất được ưa chuộng trong việc điều trị ho có đờm.

Hẹ có mùi hăng, cay nên khó uống với trẻ nhỏ. Có thể chưng lá hẹ với đường phèn, mật ong hay nấu cháo lá hẹ cho dễ uống thay vì dùng nước ép lá hẹ. Các phương pháp này sẽ giúp giảm đờm trong cổ họng nhanh chóng.

Lá hẹ giúp hỗ trợ trị ho có đờm hiệu quả

Lá hẹ giúp hỗ trợ trị ho có đờm hiệu quả

2. Bị ho có đờm nên kiêng ăn gì?

Khi bị ho khan, ho có đờm… thường bị ngứa họng, viêm họng lâu ngày không khỏi. Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng cường miễn dịch, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm sau:

Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, cá… thường có mùi tanh, dễ gây kích ứng, khó thở và sinh ra ho. Khi ăn tôm, vỏ và càng tôm sắc nhọn, dễ mắc ở cổ họng gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến tình trạng ho có đờm càng nặng hơn. Tương tự như tôm, nếu xay cua, lọc không kỹ còn sót vỏ cũng dễ khiến cho vỏ cua làm tổn thương niêm mạc họng, gây ho.

Tìm hiểu thêm:  Cách sử dụng google để tăng DR cho website

Mặc dù chưa có bất kỳ chứng cứ khoa học nào cho thấy việc ăn tôm, cua, cá… những chất mà dân gian bảo tanh sẽ khiến cho tình trạng ho có đờm nặng thêm, chúng ta cũng nên chế biến các loại thực phẩm dạng mềm, dễ nuốt, tránh các loại thực phẩm cứng, gây khó nuốt.

Tránh các loại hải sản có vỏ cứng như tôm cua, có thể gây tổn thương niêm mạc họng

Tránh các loại hải sản có vỏ cứng như tôm cua, có thể gây tổn thương niêm mạc họng

Đồ cay nóng

Thực phẩm có vị cay nóng gây kích thích cổ họng, niêm mạc đường hô hấp, gây ra các triệu chứng ho, sặc nguy hiểm.

Không nên ăn các loại thực phẩm cho quá nhiều ớt, gừng, mù tạt… khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Thực phẩm chiên rán

Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, không chỉ thế, sau khi được chế biến bằng cách chiên rán, những món ăn này thường cứng, gây ma sát với niêm mạc cổ họng, làm tăng tiết dịch đờm khiến tình trạng ho có đờm cũng nặng hơn.

Bên cạnh đó, đồ chiên, xào, nướng… gây khó tiêu, đây thực sự không phải lựa chọn sáng suốt khi cơ thể có sức đề kháng yếu. Những loại thực phẩm này làm cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, gây đầy bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa… khiến việc điều trị ho có đờm kéo dài hơn.

Nói không với đồ chiên rán khi bị ho có đờm

Nói không với đồ chiên rán khi bị ho có đờm

Đồ ngọt

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, chocolate gây tiết nhiều đờm ở cổ họng. Ngoài ra, khi dung nạp quá nhiều đường cũng dẫn đến nhiều hệ lụy như sức đề kháng giảm, đường huyết tăng cao, cản trở đến quá trình lưu thông máu.

Đồ ăn lạnh

Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm. Nếu sử dụng các loại đồ ăn lạnh như kem sẽ kích thích cổ họng bị viêm, gây ho.

Nếu thường xuyên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, nên để đồ ăn ra ngoài khoảng nửa tiếng, đun nóng lại trước khi dùng. Sử dụng các loại đồ ăn có độ ấm vừa phải để bảo vệ đường hô hấp khỏe mạnh.

Sữa

Sữa là thức uống bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, các sản phẩm này không làm sản sinh chất nhầy nhưng khiến cho chất nhầy trở nên đặc quánh và khó thoát ra ngày. Hạn chế các sản phẩm này khi đang bị ho có đờm bạn nhé.

3. Một số lưu ý khi điều trị ho có đờm

Để cải thiện nhanh chóng tình trạng ho có đờm và phòng ngừa bệnh tái phát, cần chú ý một số vấn đề sau:

– Súc miệng nước muối thường xuyên, trước khi đi ngủ, sau khi ăn và sau khi thức dậy.

– Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nên uống nước ấm vào mùa đông để giữ ấm cho cổ họng.

– Bảo vệ cơ thể cẩn thận, tránh để bị nhiễm lạnh. Cần giữ ấm kỹ càng, đặc biệt là mùa đông.

– Ngâm rửa các loại hoa quả, thực phẩm để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất còn sót lại trước khi sử dụng.

– Khi có các triệu chứng của ho có đờm, cần báo cho bác sĩ hoặc đến thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện uy tín để có hướng điều trị phù hợp. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, các chuyên gia y tế.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ về vấn đề bị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì. Việc tuân thủ một chế độ kiêng cữ nhất định trong ăn uống sẽ góp phần rất lớn trong việc đẩy lùi triệu chứng khó chịu này.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *