Mách bạn 6 TIP CHĂM SÓC vết thương ĐÚNG không để lại SẸO

chăm sóc vết thương khong de lai seo

Chăm sóc vết thương đúng cách – Tránh hình thành sẹo

Bạn thử dừng lại và đếm trên tay, chân bạn có bao nhiêu vết sẹo. Có thể là rất nhiều, quả thực trong cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc vô ý khiến bản thân xuất hiện vết thương. Có những vết thương để lại sẹo lớn do phẫu thuật, cũng có những vết sẹo nhỏ do vết cắt, trầy xước đầu gối, khuỷu tay. Trong khi đó, sự hình thành sẹo thường phụ thuộc vào mức độ lành của vết thương. Vậy chăm sóc vết thương như thế nào và khi nào để thu hẹp sẹo một cách tối ưu nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Trong 3 giai đoạn làm lành vết thương, thời điểm vàng để ngăn ngừa sẹo chính là giai đoạn tăng sinh và tái tạo da. Dựa vào cơ chế này, ngay khi nhận thấy vết thương khô se và khép miệng cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Hãy cùng Central Pharmacy khám phá một số mẹo nhỏ giúp ngăn ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da.

1. Luôn giữ sạch các vết thương

Nhiễm trùng là yếu tố cần đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc vết thương. Vết thương nhiễm bẩn là nguyên nhân gây nên sự lan rộng của các loại vi khuẩn, bào tử hoặc nấm. Nguyên tắc đầu tiên trong sơ cứu ngay khi bị thương là làm sạch bằng nước, hoặc nước muối sinh lý (nếu có) giúp loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, rửa lại bằng những dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để tiêu diệt, ngăn ngừa vi khuẩn.

Để tránh hình thành sẹo nên chọn dung dịch kháng khuẩn, sát trùng dịu nhẹ cho da, tránh tổn thương tế bào hạt. Mọi người thường sử dụng cồn 70 độ, nước oxy già,… tuy nhiên nó lại gây xót và làm chậm quá trình lành vết thương hơn. Thực tế, một số dung dịch sát khuẩn được khuyến cáo như Dizigone, Povidone 10%,…

Kháng khuẩn sau khi bị tổn thương

Cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn phù hợp sau khi bị tổn thương

2. Không băng quá chặt

Đối với những vết thương nhỏ, cầm được máu, nên để thông thoáng một cách tự nhiên sẽ giúp các vết thương chóng lành hơn. Với những vết thương lớn, nghiêm trọng cần phải tiến hành khâu vết thương, băng nếu cần thiết để đảm bảo vết thương nhanh chóng lành, ngăn chặn sự tiếp xúc với vi khuẩn.

Với những vết thương đỡ nghiêm trọng hơn, tuy không phải khâu nhưng cần băng lại để tránh nhiễm trùng, hạn chế sự chà xát nếu vô tình va phải bất cứ thứ gì và đặc biệt tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, việc băng bó còn giúp giữ ẩm cho vết thương, ngăn ngừa sẹo hình thành. Tuy nhiên rất nhiều người xử lý không đúng cách dẫn đến hậu quả là những vết sẹo to, lộ rõ khiến làn da mất đi tính thẩm mỹ. Thao tác băng vết thương đúng cách cần được chú ý, bắt đầu từ việc chọn những loại bằng vô trùng, sau đó băng với lực vừa đủ, không quá chặt để máu được lưu thông trong khu vực bị tổn thương tốt hơn. Và phải vệ sinh vết thương thường xuyên nên lưu ý đến việc thay băng và rửa vết thương sạch sẽ.

Tìm hiểu thêm:  Quy trình bảo dưỡng định kỳ trạm quan trắc nước thải tự động

Sau khi vết thương không còn chảy máu hoặc tổn thương, khoảng 10-14 ngày sau chấn thương, có thể xoa bóp, mát xa hàng ngày để giảm thiểu sự hình thành sẹo.

Không được băng vết thương quá chặt

Không được băng vết thương quá chặt

3. Không bóc vảy vết thương

Bạn đã bao giờ ngồi bóc từng chiếc vảy trên vết thương đang lành của bạn. Chắc chắn nhiều bạn đã và đang làm như vậy bởi nhìn có thể nhìn nó khó chịu, hoặc nó ngứa ngáy trong giai đoạn lên da nôn. Tuy nhiên lời khuyên chân thành đến bạn là hãy ngừng ngay việc này lại bởi lẽ vảy là lớp áo sinh học tự nhiên của vết thương. Nếu bóc vảy nhiều lần sẽ làm chậm quá trình lành vết thương. Lớp da non bên trong lúc này cần tiếp tục phải lành lại và tạo vảy mới. Đồng thời, điều này còn làm hở miệng vết thương trở lại, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và tăng sẹo, khiến sẹo lớn hơn và khó chữa hơn.

Để ngừa sẹo không nên bóc vảy vết thương

Để ngừa sẹo không nên bóc vảy vết thương

4. Dưỡng ẩm cho vết thương

Trong quá trình lành vết thương cần cung cấp độ ẩm và dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là giai đoạn lên da non, giúp vết thương không bị khô và đóng vảy. Đây chính là giai đoạn có thể hạn chế việc để lại sẹo hiệu quả nhất, giúp giảm kích thước và độ sâu của sẹo.

Chúng ta có thể sử dụng những thảo dược tự nhiên mà đem lại hiệu quả cũng đáng kinh ngạc như dầu dừa, mật ong, nha đam,… Hoặc dùng một số loại kem dưỡng ẩm có sẵn trên thị trường có thể giải quyết vấn đề này như Scarz Solution, Gel Su Bạc, Sulfadiazin Bạc, RejuvaSil… Ngoài ra, chúng còn giúp giảm thâm khi trong giai đoạn lên da non.

Dưỡng ẩm cho da là một cách để ngăn ngừa sẹo

Dưỡng ẩm cho da là một cách để ngăn ngừa sẹo

5. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chúng ta có thể nghe ông bà, bố mẹ nhắc đang có sẹo thì đừng ăn rau muống, đồ nếp,… Quả thực đúng như vậy, một số thực phẩm có thể khiến sẹo to hơn hoặc để lại vết thâm gây khó chịu vô cùng. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn không nên “động vào” trong khi có vết thương:

– Đồ nếp: Món này có thể làm vết thương sưng tấy, đau nhức, thậm chí xuất hiện mủ, khiến vết thương để lại sẹo trên da. Ngoài ra, đồ nếp có thể gây khó tiêu khiến cơ thể mệt mỏi, nóng trong từ đó mà làm vết thương khó lành hơn.

– Thịt gà: Dù là một loại thịt có giá trị dinh dưỡng khá cao nhưng nó lại làm vết thương đau nhức, ngứa, dễ viêm nhiễm, ngăn cản quá trình lên da non, hạn chế khả năng liền sẹo, khiến sẹo hình thành xấu hơn.

– Thịt bò: Khiến vết thương trở nên đậm màu, thâm hơn và đặc biệt là vết sẹo sẽ rất lâu mới có thể mờ.

– Rau muống: Có khả năng kích thích sản sinh Collagen khiến sẹo lồi hơn.

– Hải sản: Gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, có thể dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, từ đó khiến nguy cơ hình thành sẹo cao hơn.

– Trứng gà: Trong giai đoạn vết sẹo chuẩn bị lên da non để tái tạo da mới, nếu ăn trứng sẽ khiến vết sẹo bị loang ra và ảnh hưởng đến kích thước vết sẹo. Chính vì vậy, nếu đang trong thời kỳ vết sẹo lên da non, không nên sử dụng trứng.

Tìm hiểu thêm:  Có nên sạc máy tính qua đêm hay không?

– Đồ ăn cay nóng và chất kích thích: Khiến vết thương mưng mủ, lâu lành hơn, nguy cơ để lại sẹo cao hơn.

Thực phẩm cần tránh nếu không muốn hình thành sẹo

Thực phẩm cần tránh nếu không muốn hình thành sẹo

Thay vào đó, cần bổ sung những loại thực phẩm thúc đẩy quá trình lành vết thương, ngăn ngừa hình thành sẹo như:

– Vitamin C: Giúp cung cấp độ ẩm cho da giúp da không bị khô.

– Ăn các loại rau ngót, hành tây, diếp cá,… có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Hỗ trợ làm lành vết thương và ngăn ngừa hình thành sẹo lồi hiệu quả. Một số cần bổ sung nhiều như cà chua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải xoăn chống lại nhiễm trùng,… đều có ích.

– Vitamin B như dưa chuột, dâu tây,… tăng khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể.

– Thực phẩm chứa Kẽm giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da.

6. Bí quyết chăm sóc vết thương hở chỉ với 5 bước đơn giản tại nhà

Với những vết thương lớn, bỏng nguy cơ để lại sẹo cao như sẹo lồi cần phải tiến hành phẫu thuật để phục hồi. Những với chấn thương nhẹ như đầu gối, khuỷu tay, vết cắt, vết thương hở trên mặt… có thể thường thấy trong cuộc sống, nó thường nhẹ và không phải đến bệnh viện. Tuy nhiên nên làm như thế nào với những vết thương như thế này để không hình thành sẹo. Sau đây là 5 bước đơn giản, hiệu quả mà có thể thực hiện tại nhà.

– Nhẹ nhàng rửa vết thương bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc xà phòng loại nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

– Thoa thuốc mỡ cho vết thương.

– Băng lại bằng loại băng vô trùng. Với vết bỏng, vết loét hoặc vết xước có thể sử dụng tấm gel hydrogel hoặc silicone.

– Thay băng hàng ngày và giữ cho vết thương luôn luôn sạch sẽ. Trước khi khỏi hoàn toàn cần nghỉ ngơi, cẩn thận tránh hoạt động mạnh ở vị trí bị thương. Nhớ là rửa tay sạch sẽ trước khi thay băng để tránh nhiễm trùng xảy ra.

– Sau khi vết thương dần dần lành hẳn, không được bóc vảy và có thể sử dụng những loại kem ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Việc để lại những vết thâm, đậm màu hơn vùng da xung quanh khiến chúng ta để ý, giải quyết vấn đề bằng kem chống nắng để giảm sự đổi màu của vết sẹo và làm mờ sẹo hơn.

Với những vết thương lớn cần theo dõi tình trạng vết thương. Nếu không cải thiện mà còn xuất hiện dấu hiệu sưng viêm thì cần đến cơ sở y tế, phòng khám để được đánh giá mức độ và điều trị kịp thời.

Xử lý vết thương đúng cách sẽ ngăn ngừa hình thành sẹo

Xử lý vết thương đúng cách sẽ ngăn ngừa hình thành sẹo

Với những vết thương nhỏ, việc xử lý đúng cách sẽ ngăn ngừa sự xuất hiện của sẹo. Tuy nhiên với những vết nặng hơn cần đi đến cơ sở y tế ngay để tránh nhiễm trùng và ngừa sẹo sau khi băng bó, và lên da non sẽ hiệu quả hơn. Chúng tôi mong, một số thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn một phần nào đó để giảm sẹo hiệu quả.

Các bài viết của Central Pharmacy chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *