Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì?

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì? 

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì? 

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng hay gặp với các triệu chứng như chán ăn, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn…Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có chế độ dinh dưỡng. Đồng thời khi bị rối loạn tiêu hóa, việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng trở nên khó khăn hơn. Do đó việc chọn những thực phẩm nên ăn và cần tránh rất quan trọng vừa ngăn ngừa bệnh nặng hơn, vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh.

I. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Những bữa ăn với các thực phẩm lành mạnh giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng diễn ra tốt hơn. Nhất là khi bị rối loạn tiêu hóa việc chọn nên ăn gì cần phải thận trọng hơn. Dưới đây là những thực phẩm mà các chuyên gia khuyên người bị rối loạn dinh dưỡng nên dùng:

1. Sữa chua

Sữa chua thuộc nhóm thực phẩm probiotic rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp kích thích sự chuyển hóa thức ăn trong đường ruột, tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa. Ăn sữa chua cải thiện được các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón…

Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa

2. Gừng

Gừng mang tính ấm, giúp kiện tỳ, cải thiện nhanh các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, giảm buồn nôn của rối loạn tiêu hóa. Tác dụng kháng khuẩn của gừng cũng làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn khi hệ tiêu hóa đang bị tổn thương. Uống trà gừng hoặc thêm gừng trong các món ăn sẽ giúp người bị rối loạn tiêu hóa dễ chịu hơn. 

3. Đu đủ

Trong quả đu đủ có chứa một enzym la papain. Loại enzym này có tác dụng phân hủy protein – chất đạm trong thịt cá, trứng, sữa, đậu trong các bữa ăn. Papain giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, hội chứng ruột kích thích…

4. Chuối

Chuối là một loại hoa quả bổ dưỡng. Hàm lượng kali cao trong chuối giúp bù đắp lại lượng điện giải bị mất do bệnh nhân bị nôn hay tiêu chảy gây nên. Trong chuối cũng có nhiều chất xơ, hấp thu dịch thừa tại đường tiêu hóa, thiết lập lại cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy. Chuối cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể chỉ với một lượng nhỏ. Khi cơ thể rối loạn tiêu hóa không thể ăn được nhiều để bồi bổ lại cơ thể thì chuối là một thực phẩm nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. 

Tìm hiểu thêm:  Những nguy hiểm tiềm tàng nếu không bảo quản đồ ăn đúng cách trong tủ lạnh

Người rối loạn tiêu hóa nên ăn chuối

Người rối loạn tiêu hóa nên ăn chuối

5. Bơ

Bơ là loại quả chứa nhiều chất béo thực vật tốt, chất xơ cũng như vitamin và khoáng chất. Ăn bơ cũng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng dễ tiêu hóa hơn, đảm bảo sinh dưỡng. 

6. Táo

Pectin – chất xơ hòa tan trong táo có lợi cho đường tiêu hóa. Khi ăn chất xơ trong táo không được ruột hấp thụ và chuyển xuống ruột kết. Tại đây chất xơ làm tăng khối lượng phân, giảm nguy cơ táo bón. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng táo có khả năng giảm nhiễm trùng đường ruột. 

Ăn táo giúp cải thiện táo bón

Ăn táo giúp cải thiện táo bón

7. Thịt trắng

Các loại thịt gia cầm, cá nên được lựa chọn trong bữa ăn của người đang bị rối loạn tiêu hóa. Trong thịt trắng chứa ít các chất béo xấu nên dễ tiêu hóa hơn so với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu…

8. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mì nguyên cám, hạt diêm mạch…là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Thành phần chứa chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra ngũ cốc nguyên hạt hoạt động như một chất prebiotics, giúp nuôi dưỡng hệ vi khuẩn chí trong đường ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Vì vậy nên thay ăn cơm trắng bằng cơm gạo lứt, yến mạch để tốt hơn cho hệ tiêu hóa. 

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt

9. Khoai lang

Một kinh nghiệm chữa táo bón mà mọi người luôn truyền tai nhau là ăn nhiều khoai lang. Không chỉ cung cấp nguồn tinh bột tốt, chuyển hóa chậm, trong khoai lang có chứa nhiều vitamin- khoáng chất, các chất xơ giúp cải thiện các tình trạng khó tiêu, táo bón kéo dài. hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.  

10. Rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong cân bằng dinh dưỡng. Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho đường tiêu hóa, giảm táo bón.  Ngoài ra, rau xanh cũng chứa khoáng chất Magnesium, giúp giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt cơ trong đường tiêu hóa. Những loại rau màu xanh đậm tốt cho hệ tiêu hóa như: Bông cải xanh, rau bina, rau mồng tơi… 

Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất

Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất

Ngoài ra người bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý:

– Nên chọn thức ăn mềm như ăn cháo, các món ăn hầm nhừ…

– Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng nhai rối vì khi thức ăn chưa được nhai kỹ sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh hơn để nghiền nát thức ăn. 

– Nên ăn thành nhiều bữa, chia nhỏ bữa ăn.

– Có thể dùng thêm các loại thực phẩm bù nước, điện giải nếu bệnh nhân mất nước do tiêu chảy, nôn nhiều. 

II. Rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa thì việc chuyển hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong khi điều trị cũng như phòng rối loạn tiêu hóa, những thực phẩm nên tránh bao gồm:

Tìm hiểu thêm:  Cách chọn đường an toàn cho gia đình

1. Thực phẩm tái, sống

Các thực phẩm chưa qua chế biến, ăn tái hay sống có nguy cơ chứa nhiều sán, vi khuẩn gây bệnh. Khi bị rối loạn, hệ tiêu hóa rất yếu, hệ vi khuẩn chí bị tổn thương nên dễ bị các tác nhân tấn công gây hại cho đường ruột. Do vậy khi bị rối loạn tiêu hóa, tuyệt đối không ăn các món gỏi, tái, nộm, rau sống, tiết canh…

2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng

Các món chiên, xào, đồ ăn nhanh như khoai, tây chiên, cánh gà chiên…chứa nhiều dầu mỡ, hoàn toàn không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Trong dầu mỡ chứa lượng chất béo cao, đây cũng là thành phần được tiêu hóa chậm nhất. Ăn quá nhiều chất béo thường xuyên bị đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày do quá trình làm rỗng dạ dày bị chất béo làm trì trệ. Hơn nữa nhiều chất béo, dầu mỡ cũng gây hại cho hệ vi khuẩn đường ruột. Gia vị cay nóng cũng tăng kích thích đường ruột. Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa cần kiêng các món ăn này nếu không muốn các triệu chứng trầm trọng hơn.  

Người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

Người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

3. Các sản phẩm từ sữa có hàm lượng lactose cao

Không dung nạp đường lactose và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa gây rối loạn tiêu hóa gặp ở nhiều đối tượng. Khi cơ thể không thể hấp đường lactose do các khiếm khuyết trên con đường chuyển hóa thì sẽ gây ứ đọng lactose trong đường ruột gây đầy hơi, tiêu chảy…Do đó nếu như mắc chứng không dung nạp đường lactose hay đang bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh không nên sử dụng sữa hay các sản phẩm làm từ sữa chứa nhiều đường lactose. 

4. Thực phẩm nhiều đường

Trong bánh kẹo, nước ngọt,  mứt hoa quả…chứa một lượng lớn đường và các chất tạo ngọt nhân tạo. Khi bị rối loạn tiêu hóa nếu như vẫn còn sử dụng các loại thực phẩm này sẽ làm tăng triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, tăng áp lực cho dạ dày, đại tràng.

5. Bia rượu, chất kích thích

Ethanol trong bia rượu, đồ uống có cồn, nicotin trong thuốc lá làm dạ dày co bóp mạnh hơn và kích thích tăng tiết dịch vị. Hơn nữa chúng còn gây tổn hại niêm mạc dạ dày tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và làm các triệu chứng xuất hiện nhiều và nặng hơn. 

Người rối loạn tiêu hóa hạn chế bia rượu, chất kích thích

Người rối loạn tiêu hóa hạn chế bia rượu, chất kích thích

Những thực phẩm tốt có thể làm giảm hiệu quả các triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hóa. Nên lựa chọn các thức ăn mềm, dễ chuyển hóa để không gây áp lực cho hệ đường ruột khi đang bị mất cân bằng chức năng. 

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *