Chế độ ăn khoa học giúp hỗ trợ ngăn cản sự tiến triển của ung thư gan
Khi điều trị ung thư gan, người bệnh nên thiết lập cho mình một chế độ ăn khoa học, đủ chất dinh dưỡng. Hãy cùng Central Pharmacy tìm hiểu ngay chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư gan, các thực phẩm nên và không nên ăn qua bài viết sau đây!
Table of Contents
1. Chế độ dinh dưỡng khi bị ung thư gan
Bệnh nhân ung thư gan cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh theo các nguyên tắc sau đây:
– Chia nhỏ thành 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày, ăn mỗi 2-3 giờ, thay vì ăn 3 bữa chính trong ngày. Người bị ung thư gan thường có biểu hiện chán ăn. Do đó, chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp lượng thực phẩm nạp vào không quá nhiều, và cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh.
Chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn thành nhiều bữa
– Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng giúp người bệnh bổ sung thêm năng lượng, dễ hấp thu, hệ tiêu hóa cũng không phải làm việc một cách quá mệt mỏi.
– Ăn theo sở thích: Bệnh nhân ung thư gan thường bị chán ăn, sụt cân. Do đó, nếu cảm thấy yêu thích một món ăn nào đó nhưng vẫn đảm bảo khoa học, hãy thưởng thức ngay đừng chần chừ.
2. Các loại thực phẩm bệnh nhân ung thư gan nên ăn
Gừng
Khi bị ung thư gan, người bệnh thường cảm thấy buồn nôn. Đây có thể là triệu chứng của bệnh hoặc tác dụng phụ khi sử dụng các phương pháp điều trị ung thư gan. Ở thời điểm này, gừng là giải pháp vô cùng hiệu quả, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Trái cây và rau quả tươi
Trong rau quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch. Ngoài ra trong trái cây và rau quả tươi giàu chất chống oxy hóa, phòng ngừa các bệnh ung thư, đột quỵ, tim mạch, huyết áp. Nguồn chất xơ dồi dào trong rau xanh và hoa quả còn giúp làm giảm táo bón.
Một số loại trái cây, rau tốt cho bệnh ung thư gan mà người bệnh nên bổ sung như dâu tây, cam, ớt chuông đỏ, cà rốt và bắp cải, bông cải xanh.
Người bệnh cũng chú ý lựa chọn những sản phẩm “thuần thiên nhiên”, không chất bảo quản, thuốc trừ sâu… để giảm bớt gánh nặng cho gan.
Bệnh nhân ung thư gan nên ăn nhiều trái cây và rau xanh
Sữa và sữa chua
Sữa và sữa chua có công dụng làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời bổ sung dưỡng chất, phục hồi các tổn thương của cơ thể.
Trong chế độ ăn cho người ung thư gan, không thể bỏ qua các sản phẩm từ sữa và sữa chua.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc như gạo lứt, ngô, yến mạch… là nguồn cung cấp Carbohydrate quan trọng cho cơ thể, chúng cung cấp các chất dinh dưỡng, chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Các nghiên cho thấy, thường xuyên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô, yến mạch… giúp hạn chế sự tiến triển của ung thư gan, giảm nguy cơ ung thư gan lên đến 37%.
Trà
Trong trà xanh có chứa các chất dinh dưỡng giúp ức chế hoạt động của Glycosis, ngừng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi các tế bào ung thư. Ngoài ra, trà xanh cũng giúp ngăn cản ảnh hưởng của các hormone kích thích khối u phát triển.
Trà đen cũng có tác dụng tương tự như trà xanh. Nên uống 3-4 cốc trà mỗi ngày thay nước lọc, tuy nhiên, nên uống trước 8h tối để tránh nguy cơ mất ngủ.
Cà phê
Nghiên cứu cho thấy, người uống 1 ly cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn người không uống cafe tới 22%, tỉ lệ này tăng lên 44% nếu uống nhiều hơn 3 ly mỗi ngày. Cafein và các chất chống oxy hóa có trong cà phê cũng giúp làm giảm sự tiến triển của khối u, ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều cà phê. Tốt nhất nên uống cà phê vào 10h sáng và 3h chiều mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cà phê giúp ngăn ngừa ung thư gan tiến triển
Thực phẩm ít chất béo
Một chế độ ăn ít chất béo giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc, làm giảm các tổn thương gan ở bệnh nhân ung thư.
Một số thực phẩm ít béo dành cho người bị ung thư gan có thể kể đến như các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải dầu thực vật.
Thịt trắng
Các nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ các loại thịt trắng như thịt gà, vịt, ngan thay cho thịt đỏ (thịt bò, lợn) giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn.
3. Ung thư gan không nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất béo
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo khiến gan mệt mỏi trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó tránh xa các thực phẩm chứa chất béo càng nhiều càng tốt. Cần loại bỏ các món ăn chứa nhiều dầu trong chế độ ăn cho người ung thư gan, đồng thời hạn chế thực phẩm giàu chất béo như bánh ngọt, kẹo, khoai tây chiên,…
Kiểm soát lượng chất béo đưa vào cơ thể, không nên ăn quá nhiều chất béo
Thực phẩm giàu protein
Ăn quá nhiều Protein có thể gây tích tụ các chất thải độc hại ở gan và cả trong cơ thể, dẫn đến tăng các tổn thương ở gan và nặng thêm tình trạng ung thư gan.
Tuy nhiên cắt giảm quá nhiều Protein trong bữa ăn lại có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, chỉ bổ sung vừa phải lượng protein, thay thế nguồn Protein từ động vật giàu các loại cholesterol xấu trong các loại thịt đỏ bằng Protein có nguồn gốc thực vật như đậu nành.
Thực phẩm chứa lượng muối cao
Các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao sẽ gây ra tình trạng tích tụ dịch trong gan khiến các triệu chứng ung thư gan nặng thêm. Do đó, khi chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư gan, nên cho ít muối và ưu tiên các món luộc, hấp.
Đồ ăn chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều gia vị, chất bảo quản khiến cả cơ thể, đặc biệt là gan phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa chúng.
Hạn chế các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm áp lực cho gan, giảm tích tụ các chất không tốt cho cơ thể.
Rượu, bia, đồ uống có gas
Các loại đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas khiến gan phải làm việc liên tục để thải trừ các chất. Làm việc lâu làm cho gan bị suy yếu, các yếu tố gây hại có thể tấn công vào gan, dẫn đến tổn thương gan.
Do đó, kiêng rượu bia là giải pháp bảo vệ gan hiệu quả, làm chậm tiến triển của ung thư gan.
Rượu bia làm nặng thêm tình trạng ung thư gan
Ung thư gan là căn bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Do đó, người bệnh cần ăn uống hợp lý, khoa học để làm giảm sự tiến triển nhanh chóng ung thư gan, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.